Giới thiệu toán tử “LIKE”
Dùng toán tử “LIKE” trong SQL Select Bạn có thể dùng LIKE khi cần chọn các mậu tin (record) bằng cách tìm kiếm các chuỗi con (các phần của văn bản trong một cột kiểu chuỗi).
Toán tử “LIKE” tương tự như sử dụng một số hàm chuỗi (Left$, Right$ hoặc Mid$) để tìm kiếm một chuỗi con nhưng sử dụng toán tử LIKE có lợi thế: Có thể tìm thấy các mẫu tin (record) có các chuỗi xuất hiện ở đầu, giữa hoặc cuối của một từ hoặc một câu và Bạn không cần phải biết vị trí. Bạn có thể tìm kiếm bằng ký tự đại diện.
Hai ký tự đại diện là ký hiệu phần trăm “%” và dấu gạch dưới “_”. “%” Được sử dụng khi bạn muốn chọn các bản ghi khớp với 0 hoặc nhiều ký tự (ở bất kỳ vị trí nào trong chuỗi).
“_” sử dụng khi bạn muốn chỉ định ký tự đại diện của một ký tự (và với tùy chọn này phải có một ký tự).
Toán tử LIKE được dùng ở “where Condition” của hộp thoại SQL Select. Với phiên bản 32-bit ở trong menu Query. Với phiên bản 64-bit, ở SPATIAL > TABLE and MAP.
Toán tử LIKE ở trong danh sách Operator của hộp thạoi SQL Select.

Ví dụ điều kiện dùng toán tử “LIKE”
Sau đây là danh sách các ví dụ về việc sử dụng toán tử “LIKE”. Cột Where_condition là những gì sẽ xuất hiện trong hộp thoại SQL Select. Cột bên phải hiển thị các ví dụ sẽ được trả về bởi biểu thức đó.

Chọn Point bằng cách dùng toán tử “LIKE” trong SQL Select với điều kiện.
Một ví dụ phức tạp hơn: muốn tìm ngân hàng có tên “Monte Paschi Siena” hoặc đại loại như vậy – vì tôi không nhớ chính xác tên ngân hàng là gì và là ngân hàng ở Rome.

Ghi chú:
SQL Select trong MapInfo Pro không phân biệt chữ hoa và chữ thường, nên Bạn có thể tìm kiếm “Maria” hoặc “MARIA” sẽ có cùng kết quả. Ngoài ra, Bạn có thể dùng “Like” hoặc “LIKE” trong cậu lệnh.
Để tìm kiếm các mẫu tin (record) có “_” trong giá trị chuỗi của cột trong bảng, hãy sử dụng “\ %”.
Bình luận bằng Facebook Comments